PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ HỌC TOÁN FINGER MATH ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
1. Phương pháp dạy bé họ toán Finger Math là gì?
Phương pháp dạy bé học toán Finger Math giúp con thao tác cộng trừ các số có 2 chữ số đơn giản. Trẻ không cần đặt bút tính nhẩm vẫn có thể cho ra kết quả nhanh chóng.
Trong bài viết dưới đây, Riomio sẽ giúp bạn biết hướng dẫn cách dạy bé học toán Finger Math. Con chỉ cần dùng hai bàn tay để tính toán giúp trẻ có thể đếm và cộng trừ trong phạm vi từ 0 đến 99 mà cực kì chính xác và đơn giản.
Khi lên lớp 1 trẻ bắt đầu làm quen với môn Toán và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cộng trừ. Cách dạy toán Finger Math sẽ giúp trẻ không còn sợ các phép toán, thay vào đó trẻ biết cách cộng, trừ thành thạo mà không cần nhớ nhiều.
2. Lợi ích của cách dạy toán Finger Math
Giúp 2 bán cầu não hoạt động cân bằng: Thao tác tính toán của Finger Math dựa vào các ngón tay nên cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với tư duy. Điều này cũng giúp trẻ yêu thích môn toán; không còn sợ tính toán.
Mở rộng khả năng tính toán của trẻ: Tác dụng của phương pháp Finger Math còn nằm ở chỗ trẻ có thể cộng trừ liên tiếp nhiều số có hai chữ số với nhau và kết quả giữa các số nhỏ hơn 100. Kết quả cho được luôn chính xác; vì cách làm cực kì đơn giản và không hề đòi hỏi tư duy hơn mức bình thường ở trẻ.
Cách dạy con học toán finger math giúp bé tính toán nhanh hơn, chuẩn xác hơn. Con có thể vừa học vừa chơi và cảm nhận toán học đơn giản và thú vị hơn bao giờ hết
Phương pháp dạy bé học toán Finger Math được xem là cách tính toán “siêu việt” nhanh như máy tính dành cho trẻ tiểu học. Có thể nói đây là phương pháp hiệu quả đối với tất cả các bé; đặc biệt là các bé chậm và yếu khi học toán.
3. Cách dạy học toán Finger Math
Trẻ học toán dễ dàng nhờ cách dạy toán Finger Math theo 3 quy ước dưới đây.
3.1 Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái
Bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng chục. Quy ước bàn tay phải trong phương pháp Finger Math là nền tảng giúp trẻ đếm số thành thạo.
3.2 Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị)
Số 1: ngón trỏ, số 2: ngón giữa, số 3: ngón áp út, số 4: ngón út, số 5: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 6: ngón trỏ, số 7: ngón giữa, số 8: ngón áp út, số 9: ngón út. Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5 trẻ phải nắm các ngón tay 1,2,3,4 lại.
3.3 Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục)
Số 10: ngón trỏ, số 20: ngón giữa, số 30: ngón áp út, số 40: ngón út, số 50: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 60: ngón trỏ, số 70: ngón giữa, số 80: ngón áp út, số 90: ngón út.
Vậy để biết số có 2 chữ số ở hai số khác nhau ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.