TRẺ BIẾNG ĂN DO ĐÂU VÀ LÀM SAO ĐỂ TRẺ HẾT BIẾNG ĂN
Biếng ăn ở trẻ kéo dài gây ra khá nhiều hệ lụy: suy dinh dưỡng, kém phát triển về tầm vóc và trí não. Cha mẹ cần có giải pháp để bé ăn ngon miệng hơn, đẩy lùi chứng biếng ăn.
I. Biếng ăn ở trẻ gây hậu quả gì?
Tình trạng biếng ăn thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Biểu hiện của biếng ăn rất đa dạng. Trẻ 6 tháng biếng ăn thường bú ít, không hào hứng với đồ ăn dặm. Các bé lớn hơn thường ăn chậm hoặc rất chậm (bữa ăn có thể kéo dài 30 phút - 2 tiếng), trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt, không có cảm giác đói bụng nên không đòi ăn, giả vờ đau bụng khi đến bữa ăn,...
Khi bị biếng ăn kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, còi xương, suy dinh dưỡng và thậm chí là kém phát triển về trí não.
Đồng thời, trẻ thường bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,... và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như cảm cúm, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,... Khi bị ốm, bé càng biếng ăn và càng bị suy giảm sức đề kháng.
Trẻ bị thiếu dinh dưỡng và ốm yếu sẽ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, học tập trước mắt và có thể kéo dài tới 5 năm sau.
II. Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ thường là:
1. Do thói quen xấu mà cha mẹ vô tình tạo ra
Những thói quen xấu do cha mẹ vô tình tạo ra cho trẻ thường là nguyên nhân dẫn đến sự biếng ăn. Ví dụ như: thời gian bữa ăn kéo dài, bạn thường chiều chuộng trẻ nên để trẻ ngậm thức ăn lâu hoặc nuốt mà không nhai. Những điều này có thể dẫn tới việc trẻ chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng, sợ nuốt và không thích ăn các loại thức ăn có dạng thô hơn cần phải nhai như: cơm, rau củ quả, thịt, cá…
2. Cho trẻ ăn không đúng lúc
Đôi khi bạn cho trẻ ăn không đúng lúc như thường bắt ép trẻ ăn vào lúc con vẫn còn no. Việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí trẻ khiến trẻ không thấy no hay thật sự đói. Cảm giác no, đói thật sự ở trẻ chỉ có khi bạn để trẻ ăn lúc chúng muốn. Có những trường hợp khi trẻ biếng ăn, cha mẹ đâm ra chán nản dẫn đến việc ngại chế biến thức ăn cho trẻ và cho trẻ ăn thức ăn của người lớn.
3. Trẻ không tập trung, bị xao nhãng
Một vài gia đình cho phép con cái bật ti vi hoặc chơi đồ chơi khi ăn để các con được vui. Hơn thế, có những người mẹ bế con đi rong chơi khắp xóm với bát cháo trên tay. Điều này không tốt cho trẻ vì khiến trẻ không tập trung vào việc ăn hay quên cảm giác thèm ăn. Lâu dần việc này có thể gây ra sự biếng ăn ở trẻ.
4. Trẻ biếng ăn vì không ăn đồ ăn chúng không thích
Đây là thói quen xấu dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Việc cha mẹ thường xuyên chiều chuộng con, cho trẻ ăn đồ ăn chúng yêu thích trong một thời gian dài có thể khiến các bé kén ăn. Để lâu dần, việc này có thể dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng do không ăn đủ chất và trẻ sẽ từ chối ăn các thức ăn giàu dưỡng chất mà trẻ không thích. Tuy nhiên, dù được ăn thức ăn yêu thích, trẻ cũng có thể biếng ăn do ăn một món quá nhiều lần khiến trẻ ngán.
5. Không khí căng thẳng của bữa ăn
Một vài cha mẹ không kiên nhẫn khi cho trẻ ăn nên đôi khi sẽ quát tháo mỗi lúc trẻ không muốn ăn hay ăn chậm. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi, sinh ra biếng ăn.
Không như người lớn, cảm giác đói ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng. Do đó, bạn không nên thúc ép trẻ ăn khi trẻ chưa thực sự đói. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ ăn riêng một mình, thay vào đó, hãy cho trẻ ăn cùng bữa ăn của gia đình. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, không cảm thấy đơn độc khi ăn.
6. Trẻ biếng ăn do vấn đề sức khỏe
• Cũng như chúng ta, nếu không khỏe, trẻ cũng sẽ biếng ăn
• Trẻ mọc răng biếng ăn vì sưng nướu răng khiến việc nhai thức ăn của trẻ gặp khó khăn.
• Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
• Trẻ bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn. Trẻ có thể bị viêm nhiễm như viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… dẫn đến biếng ăn.
7. Yếu tố tâm lý
• Việc cha mẹ thấy con ăn ít hơn trẻ cùng độ tuổi, nên ra sức thúc ép trẻ ăn dễ khiến trẻ sợ ăn, nảy sinh tâm lý chán ăn.
• Những vấn đề về tinh thần có thể gây ra chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ. Điều này khiến trẻ chán ăn những món tốt cho sức khỏe.
• Những trẻ biếng ăn thường có đặc điểm tính cách và hành vi khác so với những đứa trẻ khác.
• Những đứa trẻ chán ăn thường có xu hướng hay chán nản và khó vượt qua căng thẳng.
• Trẻ vẫn cố kiềm chế cảm xúc và chịu áp lực về việc tăng cân.
III. Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao?
Việc khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ đòi hỏi cả gia đình, nhà trường và bác sĩ cùng phối hợp để giúp bé có thể bắt kịp đà tăng trưởng. Một số biện pháp cha mẹ nên áp dụng là:
1. Chế biến món ăn đủ chất và hấp dẫn
Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm tới bữa ăn đủ chất nên thường trộn tất cả các loại thực phẩm được xem là bổ dưỡng với nhau rồi nấu thành cháo, bột cho bé. Điều này khiến món ăn mất đi sự hấp dẫn về hình thức và mùi vị nên trẻ sẽ không muốn ăn, lâu dần dẫn tới chứng biếng ăn.
Nhiều gia đình khác chỉ cho trẻ ăn một số loại thực phẩm cố định và chỉ trung thành với một vài cách chế biến như nấu cháo, hấp, luộc,... Những món ăn này thường không thu hút trẻ, khiến trẻ nhanh bị chán vì thực đơn lặp lại quá nhiều lần.
Vì vậy, nếu muốn khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ hãy cho bé cùng đi chợ, chọn món mà mình thích hoặc để bé tự trang trí món ăn của mình. Với những trẻ nhỏ hơn, phụ huynh cần đa dạng nguyên liệu nấu ăn và cách chế biến đồ ăn cho bé. Như vậy, bé sẽ cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn và đẩy lùi được chứng biếng ăn.
2. Tạo không khí ăn uống vui vẻ, không ép trẻ ăn
Phụ huynh thường cố gắng ép trẻ ăn cho bằng được lượng thực phẩm như yêu cầu. Điều này vô tình tạo áp lực tâm lý cho trẻ khi bước vào bàn ăn. Một số trẻ còn có cảm giác sợ ăn, giả vờ đau bụng, nôn ói,... khi đến giờ ăn. Vì vậy, cha mẹ hãy tạo một không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ tự ăn một cách chủ động.
Với những chia sẻ ở trên, Riomio hy vọng các mẹ có những phương pháp phù hợp để bé ăn tốt hơn mỗi ngày!